Công dụng ít tài xế nào biết về các hệ thống trên xe ô tô

Công dụng ít tài xế nào biết về các hệ thống trên xe ô tô

Một chiếc ô tô được cấu tạo từ rất nhiều chi tiết, bộ phận khác nhau và từ nhiều hệ thống khác nhau trên xe. Mỗi hệ thống trên xe ô tô lại đảm nhận một nhiệm vụ khác nhau nhằm duy trì ổn định quá trình làm việc của chiếc xe ô tô. Vậy trên xe ô tô có bao nhiêu hệ thống, các hệ thống trên xe ô tô có công dụng gì? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây của chúng tôi mời các bạn cùng theo dõi.

1.Công dụng của hệ thống bôi trơn.

Công dụng của hệ thống bôi trơn Nguyên lý làm việc
Cung cấp một lượng dầu bôi trơn đủ và sạch dưới áp suất nhất định để đi bôi trơn cho các chi tiết của động cơ nhằm giảm ma sát, giảm mài mòn, làm kín, làm sạch, làm mát và chống gỉ trên xe Khi động cơ bắt đầu làm việc, hệ thống bôi trơn sẽ bơm dầu hút dầu từ các te qua phao lọc để đưa dầu có áp suất cao tới bầu lọc đến đường dầu chính. Từ đường dầu chính, dầu có áp suất cao đi vào các lỗ khoan trên thân máy đến bôi trơn các trục khuỷu để bôi trơn cho đầu to thanh truyền.

Bên cạnh đó từ đường dầu chính, còn có một đường dầu dẫn tới trục rỗng của giàn đòn gánh xupáp, từ đó dầu đi bôi trơn cho các chi tiết nhỏ trong xe như bề mặt ốc, các khe hở,..

2. Hệ thống làm mát

Công dụng của hệ thống làm mát Nguyên lý làm việc
Là một trong những hệ thống trên xe ô tô đóng vai trò giữ cho động cơ làm việc ở nhiệt độ ổn định từ 80 – 90 độ C Khi mới khởi động, nước trong động cơ chưa nóng < 70 độ C, hệ thống làm mát lúc này sẽ bơm nước từ buồng lưới của két nước và đẩy nước vào đường nước trong thân máy để làm máy xy lanh, buồng cháy, nắp máy và qua van phụ của van hằng nhiệt trở về bơm. Lúc này nước sẽ không trở về két làm mát nên sẽ khiến nhiệt độ của nước tăng lên nhanh để đạt nhiệt độ từ 80 – 90 độ C

Còn khi nhiệt độ nước đạt trên 80 độ C, van phụ đóng, van chính mở, để nước ra buồng trân của két nước làm mát. Nước sẽ từ buồng trên xuống buồng dưới và toả nhiệt ra ngoài không khí. Nước được làm mát lại tiếp tục theo đường ống vào bơm để làm mát cho động cơ.

3. Hệ thống nhiên liệu

Hiện nay, theo như muaxeotocu.info được biết thì các nhà sản xuất ô tô đưa ra thị trường với hai khối động cơ chạy bằng xăng hoặc dầu diesel. Bởi vậy mà hệ thống nhiên liệu trên xe ô tô cũng được chia làm hai dạng để hệ thống nhiên liệu động cơ xăng và động cơ diesel nhằm tạo duy trì tốt nhất hoạt động của chiếc xe.

Hệ thống nhiên liệu động cơ xăng Hệ thống nhiên liệu động cơ diesel
Công dụng Giúp hoà trộn xăng với không khí sạch theo một tỷ lệ nhất định, cung cấp cho các xi lanh của động cơ theo thứ tự nổ phù hợp với cơ chế làm việc của động cơ. Cung cấp nhiên liệu diesel có áp suất cao dưới dạng sương mù vào buồng cháy của xy lanh đúng thời điểm, phù hợp với từng chế độ tải trọng tốc độ của động cơ.
Nguyên lý làm việc Bơm xăng hút xăng từ thùng qua bầu lọc xăng đẩy lên bầu phao của bộ chế hoà khí. Lúc này ấp suất trong xy-lanh giảm để hút không khí từ bên ngoài bầu lọc khí, qua bộ chế hoà khí tạo ra độ chân không ở họng khuếch tán hút xăng phun ra hoà trộn đều với không khí tạo thành hỗn hợp nhiên liệu, theo đường ống nạp nạp, nạp vào các xy lanh theo trình tự làm việc của động cơ. Bơm áp lực thấp hút nhiên liệu từ thùng, qua bầu lọc thô đẩy qua bầu lọc thuỷ tinh. Sau khi nhiên liệu được lọc sạch tới ngăn chứa của bơm cao áp và được nén đến áp suất cao. Sau đó theo ống dẫn cao áp đến vòi phun, phun vào buồng cháy của động cơ theo thứ tự nổ.

4. Hệ thống lái trên xe ô tô.

Hệ thống lái dùng để thay đổi hoặc giữ hướng chuyển động của xe theo sự điều khiển của người lái.

Yêu cầu đối với hệ thống lái bao gồm đảm bảo cho các bánh xe dẫn hướng quay vòng không trượt, giảm sự va đập truyền từ bánh xe lên vành tay lái, ô tô chuyển động thẳng được ổn định, điều khiển lái nhẹ nhàng và tiện lợi, bán kính quay vòng của ô tô nhỏ.

5.  Hệ thống phanh trên xe ô tô

Đây là một trong số những hệ thống trên xe ô tô để làm giảm tốc độ, dừng chuyển động của xe ô tô và giữ cho chiếc xe được đứng yên trên dốc.

Yêu cầu đối với hệ thống phanh đó là quãng đường phanh ngắn nhất khi phanh gấp, phanh êm dịu trong mọi trường hợp, điều khiển nhẹ nhàng, xe không bị trượt khi phanh, không có hiện tượng phanh bị bó hoặc ăn lệch. Bạn nên bảo dưỡng phanh ô tô thường xuyên để duy trì tình trạng tốt nhất cho phanh xe.

6. Hệ thống cung cấp điện

Hệ thống điện trên xe ô tô được cấu tạo từ 3 bộ phận chính là ác quy, máy phát điện và tiết chế, những bộ phận này có tác dụng cụ thể như sau:

– Ắc quy dùng để tích trữ điện năng, cung cấp cho phụ tải, khởi động động cơ

– Máy phát điện dùng để phát ra điện năng cung cấp cho các phụ tải và nạp điện cho ắc quy ở những chế độ làm việc nhất định của động cơ

-Tiết chế hay còn gọi là bộ chỉnh điện có vai trò giữ cho điện áp và cường độ dòng điện của máy phát phát ra không vượt trị số quy định. Cắt dòng điện từ ắc quy tới máy phát điện khi áp máy phát phát ra nhỏ hơn điện áp của ác quy để đảm bảo an toàn cho máy phát.

7. Hệ thống đánh lửa.

Công dụng của hệ thống đánh lửa   Nguyên lý làm việc
Hệ thống đánh lửa được sử dụng trên động cơ xăng, dùng để biến dòng điện áp có điện áp thấp 6V hoặc 12V  thành dòng điện cao áp có điện áp cao (12.000V – 50.000V) tạo ra tia lửa điện ở bugi. Khi đóng dòng điện BZ, cam 1 quay ở vị trí thấp, tiếp điểm K đóng, trong mạch điện hạ thế (cơ cấp) có dòng điện chạy theo mạch. Dòng điện chạy qua W1 tạo ra từ trường trong biến áp đánh lửa. Khi cam 1 quay tới vị trí cao, tiếp điểm K mở, dòng điện qua W1 bị ngắt, từ trường trong biến áp bị mất đột ngột cảm ứng có điện áp cao. Dòng điện cao áp đi theo dây dẫn đến bộ chia điện. Tại đây con quay 4 (đầu chia điện) đưa ra các bugi theo thứ tự nổ của động cơ để tạo ra tia lửa đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu

Trên đây là những thông tin về công dụng và nguyên lý hoạt động của một số bộ phận trên xe ô tô. Hy vọng với những thông tin mà chuyên mục tin tức xe cung cấp cho sẽ giúp bạn có thêm những hiểu biết về cấu tạo của chiếc xe ô tô nhằm vận hành và bảo dưỡng nó được tốt hơn.

Leave a Reply

Your email address will not be published.