Liệu uống thuốc chống say tàu xe có hại đến sức khỏe?

Liệu uống thuốc chống say tàu xe có hại đến sức khỏe?

Việc say tàu xe gặp ở khá nhiều người với biểu hiện như chóng mặt, đau đầu, muốn nôn mửa và khiến bạn cảm thấy mệt mỏi khi di chuyển trên xe ô tô. Có khá nhiều phương pháp giúp bạn chống say xe nhưng tiện lợi nhất là thuốc chống say xe. Bởi vậy mà không ít người lựa chọn giải pháp là uống thuốc chống say tàu xe. Tuy nhiên, vẫn có một câu hỏi luôn thường trực bên cạnh đó là uống thuốc say xe có hại không? Để có câu trả lời cho riêng mình thì hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

1. Uống thuốc chống say tàu xe có hại không?

Thuốc uống say xe được xem là một trong những phương pháp sử dụng và mang lại hiệu quả tốt trong việc chống và giảm những biểu hiện của việc say tàu xe. Tuy nhiên, liệu uống thuốc say tàu xe có hại không khi mà những thành phần trong đó tác động tới não bộ.

Theo tìm hiểu của muaxeotocu.info được biết từ các bác sĩ là thành phần của thuốc chống say tàu xe có thể gây ra những tác dụng phụ đến khá nhiều bộ phận trên cơ thế. Việc làm dụng thường xuyên quá nhiều và không có sự kê đơn chỉ dẫn của bác sĩ có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ không mong muốn trên cơ thể bạn như suy giảm trí nhớ, thiếu tập trung, rối loạn điều tiết, táo bón,…

Ngoài việc sử dụng thuốc chống say tàu xe thì bạn cũng có thể sử dụng các phương pháp chống say xe tự nhiên  ít gây ảnh hưởng và tác dụng phụ hơn như dùng gừng, vỏ cam, bưởi, tập thể dục thường xuyên,..

Liệu uống thuốc chống say tàu xe có hại đến sức khỏe?

2. Tác hại của các nhóm thuốc chống say xe.

Thuốc chống say tàu, xe ô tô thường được chia làm ba nhóm chính đó chính là nhóm kháng cholinergic, kháng kháng histamin và nhóm chống nôn giúp điều chỉnh rối loạn chức năng tiêu hóa điều chỉnh rối loạn chức năng tiêu hóa cuối cùng là nhóm chống nôn. Cụ thể:

– Nhóm kháng cholinergic, kháng histamin: Cả hai phân nhóm này không nên dùng cho người tăng nhãn áp, glaucome góc hẹp, không được dùng cùng với rượu,bia, những người bị rối loạn chức năng gan, thận, rối loạn chuyển hóa, người già. Tuyệt đối không nên dùng cho người có thai, đang trong thời kỳ cho con bú, người bị nghẽn đường dạ dày niệu. Thận trọng trong quá trình sử dụng với người bị bệnh hen suyễn, các rối loạn đường hô hấp dưới, cường tuyến giáp, tăng huyết áp, bệnh tim mạch.   

– Nhóm chống nôn điều chỉnh rối loạn chức năng tiêu hóa như domperidone, metoclopramide,.. có tác dụng chống nôn mạnh nên không dùng cho người bị suy gan thận. Nhưng khi muốn dùng thuốc này cho người suy thân thì phải làm giảm liều từ 30-50% chia liều dùng mỗi ngày hai lần.

– Nhóm thuốc chống nôn mạnh có tính gây nghiện cần thận trọng với những người có tiểu sử gây nghiện, bệnh tim mạch, rối loạn tâm thần, trẻ em, người già, người có có thai, cho con bú. Tác dụng phụ mà nhóm thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ như gây ảo tưởng, ảo giác, hoang tưởng, trầm cảm, dị cảm, mất điều hòa vận động,..

Liệu uống thuốc chống say tàu xe có hại đến sức khỏe?

3. Một vài lưu ý khi dùng thuốc chống say xe

Đối với những người không có bệnh gì có thể dùng thuốc uống nhóm kháng cholinergic, kháng histamin. Nhưng với những người có tiền sử bệnh tật thì ngay với nhóm thuốc này cũng nên cẩn thận, đặc biệt là thuốc dạng tiêm hay cao dán bắt buộc phải có sự giám sát của thầy thuốc.

>>> Xem thêm: 5 Bí kíp chống say xe bus đơn giản hiệu quả.

Đối với nhóm thuốc chống nôn nhất thiết cần phải có chỉ dẫn của bác sĩ. Nên sử dụng gừng trong việc chống nôn, say tàu xe vì nó không có tác dụng phụ, dùng được cho cả phụ nữ mang thai và tác dụng chống say không thua kém gì thuốc chống say.

Hạn chế dùng nhóm thuốc chống nôn gây nghiện. Lưu ý không dùng cho trẻ em, đặc biệt là trẻ mới sinh những thuốc đã cấm, ngay với những thuốc không cấm như domperidone, miếng dán chống say cũng phải rất cẩn thận.

Liệu uống thuốc chống say tàu xe có hại đến sức khỏe?

Trên đây là những thông tin giúp bạn tìm được câu trả lời cho câu hỏi uống thuốc chống say có hại không? Hy vọng với những thông tin mà chuyên mục tin tức cung cấp sẽ giúp bạn tìm có biết được một số tác dụng phụ khi dùng thuốc chông say xe và có cách sử dụng hiệu quả.

Leave a Reply

Your email address will not be published.