Kỹ thuật lái xe ô tô vào cua dành cho tài xế mới  

Kỹ thuật lái xe ô tô vào cua dành cho tài xế mới

Trong khoảng thời gian đầu lái xe bạn cần phải tập luyện nhiều kỹ thuật lái xe và một trong số đó là cách lái xe ô tô vào cua an toàn. Thời gian đầu do bạn chưa cảm nhận được không gian, tốc độ và ước lượng góc đánh lái nên vào cua sẽ gặp một chút vấn đề. Dưới đây, sẽ là một số kỹ thuật lái xe ô tô vào cua giúp bạn thực hiện được thao tác này dễ dàng và an toàn.

1. Tập trung quan sát khi lái xe.

Trước khi bắt đầu vào hành trình bạn cần điều chỉnh ghế ngồi của mình phù hợp và thoải mái nhất để có thể linh hoạt điều khiển xe. Nếu bạn thường xuyên di chuyển trên những đoạn đường có nhiều khúc cua thì nên chỉnh ghế ngồi cao hơn một chút so với việc di chuyển ở đường thẳng.

Kỹ thuật lái xe ô tô vào cua dành cho tài xế mới

Trước khi bước vào vòng cua bạn nên chú ý tập trung quan sát xung quanh để có thể định hình khúc cua trước mặt là dài hay ngắn, mặt đường như thế nào và những phương tiện trước và sau xe của mình.

Bạn cần bao quát tầm nhìn hai bên góc chéo phía trước, tránh những vật cản ở góc chữ A làm khuất đi tầm nhìn của bạn và bắt đầu vào hoặc ra khỏi khúc cua. Trong quá trình vào hoặc ra vòng cua bạn cần quan sát liên tục phần gương chiếu hậu để biết được những chiếc xe lưu thông phía sau và giữ khoảng cách an toàn với nó.

Kỹ thuật lái xe ô tô vào cua dành cho tài xế mới

2. Giảm tốc độ vào cua an toàn trước khi đánh lái

Thực tế, theo muaxeotocu.info được biết thì có khá nhiều tài xế khi đi  chủ quan không phanh khi vào cua hoặc là đang vào đường cua rồi thì mới bắt đầu ra phanh. Thao tác rà phanh khi vào cua chỉ áp dụng cho những người đua xe để tiết kiệm thời gian cắt cua còn những người lái xe bình thường trên đường thì không nên áp dụng bởi nó khá là nguy hiểm.

Kỹ thuật lái xe ô tô vào cua dành cho tài xế mới

Khi xe của bạn chuẩn bị di chuyển vào đoạn đường sắp có cua thì nên chủ động phanh giảm tốc từ trước đến một tốc độ an toàn, để việc vào cua không bị bất ngờ bởi tốc độ xe di chuyển.

>>> Tham khảo thêm:

3. Khi vào cua

Khi bạn đã cho xe giảm tới tốc độ an toàn thì lúc này bạn mới đánh lái và đưa xe qua cua. Lưu ý khi vào cua bạn không nên đánh lái quá nhiều lần và trước đó cần ước lượng được độ cong của khúc cua để đánh lái một lần và giữ cố định góc xoay vô lăng đó tới khi thoát khỏi khúc cua.

Nếu khúc cua quá dài hoặc lần lấy lái đầu hơi ít thì bạn có thể nhích thêm vòng xoay nữa để đưa chiếc xe ô tô của bạn đi vào đúng phần di chuyển. Việc lấy lái một lần thì chiếc xe đang di chuyển sẽ tạo được sự cân bằng nhưng lấy lái quá nhiều thì sẽ khiến tài xế rơi vào tình trạng xe xoay ngang hoặc xe chạy ra thẳng lề đường.

Kỹ thuật lái xe ô tô vào cua dành cho tài xế mới

4. Thoát khỏi đường cua.

Bước cuối cùng sau khi di chuyển xe trong đoạn cua, bước này trông có vẻ đơn giản nhưng nó lại đòi hỏi ở người lái phải lái xe mượt mà tránh tạo ra độ giật quán tính khiến người ngồi trong xe bị lắc lư.

Như phần trước đã nói, khi vào vòng cua bạn nên đánh lái một lần thì khi hết đoạn đường cua thì bánh xe sẽ dần chuyển về trạng thái chạy thẳng nhờ vậy mà phần thân xe sẽ chuyển hướng nhẹ nhàng và êm ái hơn. Còn nếu đánh vô lăng rất nhiều thì khi hết vòng cua xe sẽ bị chuyển hướng đột ngột và người ngồi trên xe sẽ có cảm giác bị lắc lư sang hai bên.

Kỹ thuật lái xe ô tô vào cua dành cho tài xế mới

Đối với tài xế mới thì kỹ thuật lái xe ô tô vào cua cần được thực hành nhiều thì mới thành thạo được thao tác này. Hiện nay, ở một số mẫu xe hiện đại được trang bị thêm những công nghệ hiện đại tạo cho người lái cảm giác lái an toàn. Hy vọng với những thông tin mà chuyên mục tin tức xe cung cấp cho bạn ở trên sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức để thực hiện kỹ thuật lái xe vào cua tốt hơn.

Leave a Reply

Your email address will not be published.