Những lý do khiến bạn cần bảo dưỡng máy phát điện ô tô

Những lý do khiến bạn cần bảo dưỡng máy phát điện ô tô

Ô tô đã trở thành một phương tiện rất phổ biến ở Việt Nam nhất là các thành phố lớn như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Tuy nhiên việc bảo dưỡng ô tô thì còn chưa được chủ xe quan tâm lắm nên xe hay gặp tình trạng hỏng hóc bất thường khi đang lưu thông trên đường. Trong các bộ phận của ô tô thì máy phát điện là một bộ phận hết sức quan trọng, đóng vai trò chi phối bất kỳ hoạt động nào của xe. Vậy bảo dưỡng máy phát điện ô tô như thế nào? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!

1. Vai trò của máy phát điện

Theo tìm hiểu của muaxeotocu.info thì máy phát điện được ví như những mạch máu, chuyên chở dinh dưỡng đi nuôi dưỡng các bộ phận trên cơ thể, các dòng điện do máy phát điện phát ra được sử dụng để cung cấp năng lượng cho các phụ tùng của xe, từ đèn pha đến trục nâng điện-thủy lực. Máy phát cũng giữ cho pin được sạc đầy đủ, cung cấp năng lượng cần thiết để khởi động.

Việc bảo dưỡng máy phát điện ô tô hợp lý và đúng cách sẽ kéo dài tuổi thọ của động cơ, giảm thiểu những hư hỏng không đáng có, duy trì ổn định mức tải của tổ máy, góp phần ổn định nguồn điện dự phòng tránh tình trạng máy gặp trục trặc khi mất điện đột xuất.

Những lý do khiến bạn cần bảo dưỡng máy phát điện ô tô

2. Các dấu hiệu nhận biết máy phát điện trên ô tô bị hỏng

2.1 Đèn cảnh báo bật sáng:

Trong cụm công cụ của hầu hết các xe được sản xuất trong vòng một thập kỷ nay, đèn cảnh báo được dành riêng để báo hiệu vấn đề liên quan tới máy phát điện. Đa số đèn đều có hình dáng giống pin xe với kí hiệu là “ALT” hoặc “GEN”, tương ứng với chữ viết tắt của alternator hoặc generator. Nhiều người theo bản năng nghĩ đến vấn đề về pin khi nhìn thấy đèn này sáng nhưng đó không thực sự là lí do chính.

Đèn được liên kết với hệ thống máy tính trong xe để theo dõi điện áp đầu ra của máy phát. Nếu điện áp đầu ra thấp hoặc cao hơn một giới hạn định trước, đèn cảnh báo trên bảng điều khiển sẽ sáng lên.Trong gian đoạn đầu của những vấn đề với máy phát, ánh sáng sẽ nhấp nháy trong vài giây rồi tắt.

Đa phần điện áp đầu ra của máy phát đều dao động trong khoảng 13 đến 14,5 volt. Khi nhu cầu năng lượng tăng lên để bật đèn pha, cần gạt nước, radio, làm nóng ghế ngồi,… máy phát cần hoạt động mạnh hơn để duy trì điện áp cần thiết. Nếu máy phát không làm việc đúng tiềm năng hoặc không đáp ứng đủ nhu cầu, điện áp sẽ cao hoặc thấp hơn mức đã thiết lập và khiến đèn cảnh báo bật sáng.

2.2  Đèn pha mờ đi

Người điều khiển có thể nhận ra những triệu chứng bất thường khác nhau khi máy phát điện không đáp ứng đủ nhu cầu điện năng của xe. Ví dụ như đèn pha mờ đi hoặc đột nhiên sáng rực lên hoặc công tơ mét đột ngột ngừng không lý do, các phụ tùng khác như ghế nóng hoặc cửa sổ điện hoạt động chậm chạp hơn.

Kinh nghiệm chính xác của người lái thường dựa trên một số yếu tố. Đầu tiên là khả năng sản xuất điện của máy phát và máy đang ở chu kì nào trong vòng đời tuổi thọ. Thứ hai là chiếc xe được lập trình ra sao. Trong nhiều xe mới, nhà sản xuất có một danh sách ưu tiên lập trình sẵn về mức độ điện năng trong trường hợp phát sinh vấn đề với máy phát. Điều này thường được xem xét trên khía cạnh an toàn.

2.3 Quan sát, nghe tiếng động và nhận biết mùi

Những triệu chứng này được xếp cùng một nhóm các tín hiệu cảnh báo nhận ra bằng giác quan.

Quan sát: Những vấn đề cổ điển với máy phát điện có thể được phát hiện bằng cách mở mui xe để tìm dây đai truyền động bị mất, chỉnh lại khối xi lanh hoặc kiểm tra toàn bộ khoang động cơ.  Quan sát nhanh dây đai bị vỡ nứt quá mức và theo dõi vấn đề liên quan tới tuổi thọ sẽ tạo nên dấu hiệu hỏng hóc trong tương lai. Ngoài ra dây đai truyền động cần có độ căng thích hợp để chạy máy phát điện một cách chính xác. Kiểm tra nhanh lực căng đai truyền để xác định vấn đề tồn tại.

Nghe tiếng động: Người lái đôi khi sẽ nghe thấy tiếng động lạ dưới mui xe trước khi phát hiện hỏng máy phát điện. Máy phát được điều khiển bởi dây đai xoắn kết hợp puli trục khuỷu (ròng rọc truyền động). Puli máy phát thường quay nhanh hơn hai đến ba lần puli trục khuỷu để sản xuất năng lượng cần thiết tại tốc độ động cơ thấp hơn, ví dụ như lúc xe đứng yên. Puli máy phát thường quay trên một trục lần lượt được hỗ trợ bởi bạc lót ổ trục. Nếu ròng rọc không liên kết trực tiếp với dây đai hoặc nghiêng trên trục, nếu bạc lót bị mòn, tiếng ồn sẽ cho bạn biết có vấn đề.

Nhận biết mùi: Mùi cao su bị đốt cháy hoặc dây dẫn nóng lên thường đi kèm với hỏng hóc máy phát điện. Ròng rọc truyền động không liên kết hoặc không quay tự do sẽ tạo ra lực ma sát lớn hơn trên dây đai, làm nóng và sau đó là mùi cao su cháy. Dây dẫn nóng lên thường được gây ra bởi máy phát điện quá nóng, truyền quá nhiều năng lượng qua rôto và stato.

2.4 Hỏng pin

Khi máy phát điện hỏng, pin xe bắt đầu uể oải chứ không hoạt động như một tụ điện cho hệ thống bằng cách nhận điện năng liên tục từ máy phát. Pin không được thiết kế để sử dụng năng lượng dài hạn. Pin xe chỉ được tạo ra để cung cấp cho xe năng lượng đủ để khởi động động cơ và các bộ phận khác.

Chuẩn đoán pin hỏng dễ dàng hơn phát hiện hỏng máy phát điện. Đơn giản chỉ cần khởi động xe, tháo bỏ các dây cáp càng nhanh càng tốt và chờ đợi. Nếu máy phát không sạc cho hệ thống, chiếc xe sẽ sớm chết máy và. Nếu xe tiếp tục chạy, vấn đề thuộc về pin xe. Kiểm tra pin có thể thực hiện với vôn kế.

2.5 Mất kết nối

Điện năng của máy phát được truyền đi thông qua các dây cáp lớn và các dây dẫn nhỏ. Bất kỳ vấn đề nào với dây dẫn, cáp hoặc kết nối có thể làm giảm hoặc ngừng nguồn điện. Thỉnh thoảng sẽ xuất hiện một triệu chứng của vấn đề này như đèn sáng hơn bởi máy phát sản xuất nhiều năng lượng hơn để vượt qua điện trở của một dây dẫn hỏng hoặc mất kết nối. Triệu chứng này thường kèm theo mùi dây nóng. Điện trở cao hơn trong một dây dẫn tạo nên nhiệt.

Một vấn đề khác có thể là bộ chỉnh lưu đi-ốt của máy phát. Máy phát sản xuất dòng điện xoay chiều (AC) ba pha nhưng phụ tùng xe lại đòi hỏi dòng điện một chiều (DC) để hoạt động. Bộ chỉnh lưu thay đổi dòng điện từ AC sang DC. Nếu hỏng hóc thành phần chuyển đổi quan trọng này, điện năng máy phát sản xuất ra không sử dụng được.

Để kiểm tra máy phát điện, ta dùng đồng hồ đo điện thế để đo điện thế của dòng điện từ cổ góp đến đầu ra của cuộn cảm.

Qua những dấu hiệu trên là bạn có thể phát hiện máy phát điện ô tô bị hỏng cần phải đi bảo dưỡng máy phát điện rồi phải không.

3. Các hư hỏng thường thấy của máy phát điện

Chổi than tiếp xúc không tốt:Do bị oxy hóa hoặc bị dính dầu vào vòng tiếp xúc, cổ góp mòn không đều, kênh chổi than hoặc giảm sức căng lò xo chổi than… Những hư hỏng đó làm tăng điện trở mạch kích máy phát làm giảm cường độ của dòng kích và làm cho công suất máy phát giảm xuống

  • Cuộn kích chạm mát: Thường xảy ra ở đầu các cuộn kích tới các vòng tiếp xúc, kết quả làm cho từ thông giảm vì vậy điện áp nhỏ và dòng điện không đi ra mạch ngoài.
  • Cuộn kích bị đứt: Khi bị đứt cuộn kích thì trong cuộn stato sức điện động chỉ đạt 3 – 4V do tù dư của roto cảm ứng gây ra.
  • Cuộn kích bị ngắn mạch
  • Cuộn Stato bị đứt:Nếu đứt một pha, còn lại hai pha sẽ mắc nối tiếp, điện trở cuộn dây stato tăng lên, điện áp tăng , có thể dẫn tới chọc thủng diode chỉnh lưu. Nếu đứt hai pha thì mạch của cuộn stato sẽ đứt và máy phát không làm việc.
  • Cuộn Stato bị chạm mát: Có thể xảy ra do hư hỏng về cơ hoặc về nhiệt của cuộn dây hoặc ở đầu ra, hiện tượng này làm giảm công suất của máy phát.

Leave a Reply

Your email address will not be published.